Âm Thanh, Ánh Sáng, Sân Khấu & MC Sự Kiện: Những Điều Cần Biết

Kinh nghiệm tổ chức sự kiện chuyên nghiệp thành công - Ánh sáng

Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của âm thanh, ánh sáng, sân khấu & người dẫn chương trình MC trong khi tổ chức sự kiện. Hãy đọc bài viết âm thanh, ánh sáng, sân khấu & MC sự kiện: Những Điều Cần Biết dưới đây.

Kinh Nghiệm Tổ Chức Sự Kiện: Âm Thanh, Ánh Sáng

Nếu nói ánh sáng là bộ mặt thì âm thanh chính là linh hồn của sự kiện. Bất kỳ sự kiện, chương trình nào đều cần có âm thanh và ánh sáng; bộ đôi này tạo điểm nhấn cho sự kiện, là kênh truyền tải thông tin dễ dàng và nhanh chóng nhất. Do đó, âm thanh cùng với ánh sáng là một trong những bộ phận quan trọng của sự kiện.

Trước tiên, Viet Vision Team Building sẽ đưa bạn tìm hiểu về âm thanh & ánh sáng trong lĩnh vực tổ chức sự kiện.

Âm Thanh Trong Tổ Chức Sự Kiện

Âm thanh là một trong những thành phần quan trọng của tổ chức sự kiện. Tùy thuộc vào không gian sự kiện, mỗi chương trình, sự kiện sẽ có cách bố trí âm thanh khác nhau. Nếu địa điểm tổ chức sự kiện ngoài trời rộng lớn thì cần sắp xếp dàn loa âm thanh có công suất lớn phục vụ, tránh tình trạng âm thanh quá nhỏ khi chương trình diễn ra.

Hơn nữa, cách bố trí thiết bị âm thanh nên được để ý. Các công ty tổ chức team building – sự kiện chuyên nghiệp cần đảm bảo khoảng cách âm thanh từ sân khấu đến với khán giả không quá to và tránh đặt vào khu vực khách dự tiệc hoặc đang theo dõi chương trình.

Cùng với âm thanh, ánh sáng cũng là một yếu tố hết sức quan trọng trong tổ chức sự kiện. Ánh sáng là phương thức tác động nhanh nhất đến những người tham gia sự kiện.

Ánh Sáng Trong Tổ Chức Sự Kiện

Hiện nay, ánh sáng phục vụ trong các sự kiện được chia thành ánh sáng trắng và ánh sáng màu. Để có các loại ánh sáng này, người tổ chức sự kiện chuyên nghiệp cần sử dụng các thiết bị chuyên dụng như đèn chiếu, đèn laser… để chương trình có hiệu ứng ánh sáng đẹp nhất.

Ngoài ra, đối với những sự kiện tổ chức ngoài trời như tổ chức ngày hội gia đình, tổ chức lễ khai trương, tổ chức lễ ra mắt sản phẩm mới, ánh sáng bảo vệ gồm hệ thống đèn có cường độ thấp cũng nên được lắp đặt. Điều này sẽ giúp không gian diễn ra sự kiện sáng sủa, thuận tiện cho khách tham dự hơn trong suốt thời gian diễn ra sự kiện.

Làm thế nào để bố trí ánh sáng trên sân khấu hợp lý, vừa phải là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo kinh nghiệm tổ chức sự kiện, trước hết, người tổ chức cần nắm rõ về nơi tổ chức sự kiện ngoài trời, nơi nào cần bố trí ánh sáng, chỗ nào cần tạo hiệu ứng đặc biệt để từ đó bố trí và điều khiển nguồn sáng phù hợp với từng hoạt động trên sân khấu.

Để sự kiện diễn ra đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên lựa chọn một đơn vị cung cấp âm thanh, ánh sáng, sắp đặt sân khấu chất lượng, chuyên nghiệp nhất có thể. Bởi hơn hết, đây là những bộ phận không thể thiếu cho sự kiện, góp phần tạo nên một sự kiện ấn tượng, thành công và để lại khoảnh khắc đáng nhớ cho người tham dự.

Kinh nghiệm tổ chức sự kiện chuyên nghiệp thành công - Ánh sáng

Kinh Nghiệm Tổ Chức Sự Kiện: Sân Khấu

Sân khấu là trung tâm của sự kiện, là nơi diễn ra các hoạt động chính của sự kiện. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ vai trò của sân khấu trong sự kiện? Dưới đây là những thông tin cơ bản nhất về vai trò của sân khấu.

Sân Khấu Trong Tổ Chức Sự Kiện

Sân khấu được xem là trọng tâm của sự kiện. Tất cả mọi chi tiết trang trí, vật dụng, đạo cụ đều lấy sân khấu làm trung tâm và bố trí xung quanh.

Trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, từ ”sân khấu” để chỉ một khu vực dàn dựng nói chung mà không nhất thiết dành cho sân khấu được xây dựng với mục đích nhất định. Tổ chức sự kiện trong nhà thì có thể sử dụng sân khấu sẵn có, chẳng hạn như bục danh sự, sân khấu di động, thậm chí nằm giữa hội trường (phù hợp với loại hình diễn thuyết/ khiêu vũ).

Cách Bố Trí Sân Khấu Trong Tổ Chức Sự Kiện

Tùy thuộc vào không gian tổ chức sự kiện trong nhà, hay ngoài trời và quy mô sự kiện, sân khấu sẽ có độ dài, rộng, cao, thấp tương ứng.

Để xác định sân khấu với diện tích thế nào, bạn có thể trả lời những câu hỏi đại loại như:

– Chiều cao sân khấu:

+ Trần nhà ở đây cao bao nhiêu? Chiều cao của sân khấu cần tương ứng là bao nhiêu?

+ Cách bài trí bàn ghế trong phòng như nào?

+ Trong phòng đang sử dụng loại bàn ghế kiểu nào? (kiểu đơn giản, hay sang trọng..)

– Chiều rộng sân khấu:

+ Sẽ diễn ra các hoạt động gì?

+ Có bao nhiêu người có mặt trên sân khấu?

+ Các nhạc công ngồi ở đâu?

+ Bàn ghế trên sân khấu được đặt ở chỗ nào?

– Ngoài ra, bạn cũng trả lời một số câu hỏi khác:

+ Tầm nhìn tới sân khấu thế nào?

+ Có trở ngại gì nếu muốn treo đèn, treo rèm, trang trí sân khấu không?

+ Khách mời, người tham dự có nhìn rõ sân khấu không?

Kinh nghiệm tổ chức sự kiện chuyên nghiệp thành công - Sân Khấu

Từ những câu hỏi trên, bạn có thể đưa ra câu trả lời thích hợp nhất về nên sắp xếp, trang trí sân khấu ở trong nhà hay ngoài trời trong tổ chức sự kiện thế nào cho phù hợp. Sân khấu ngoài trời sẽ đẹp nếu được đặt ở vị trí tốt, sân khấu trong nhà sẽ gây ấn tượng hơn nếu có màn hình led, hay màn hình máy chiếu….

Đối với những sự kiện quy mô lớn, người tổ chức cần thiết lập 2 loại sơ đồ sân khấu: sơ đồ sân khấu bộ phận và sơ đồ sân khấu tổng thể. Việc thiết lập sơ đồ cần phải phù hợp với mục đích sử dụng. Ví dụ như sơ đồ sân khấu cho kỹ thuật viên ánh sáng sẽ khác với sơ đồ dành cho nhạc công, ca sỹ biểu diễn.

Hơn nữa, sơ đồ sân khấu toàn cảnh là tổng hợp những sơ đồ sân khấu bộ phận. Sơ đồ sân khấu toàn cảnh chỉ rõ từng khu vực dàn dựng từ mặt trước và mặt bên. Sơ đồ này còn cho thấy tầm mắt khán giả đối với khu vực dàn dựng và người biểu diễn thế nào.

Mặt khác, người quản lý sân khấu hay còn gọi người kiểm soát hoạt động biểu diễn cũng phải đưa ra kế hoạch tổ chức sự kiện chi tiết, cụ thể. Giữa người dẫn chương trình (MC) và người quản lý sân khấu nên có sự phối hợp nhịp nhàng để đảm bảo các chương trình tổ chức sự kiện quan trọng như tổ chức lễ kỷ niệm thành lập công ty… diễn ra trôi chảy, đúng theo yêu cầu và kế hoạch ban đầu.

Kinh Nghiệm Tổ Chức Sự Kiện: MC (Người Dẫn Chương Trình)

MC là một người đặc biệt quan trọng trong mỗi chương trình tổ chức sự kiện. Nhờ sự hoạt ngôn, khéo léo dẫn dắt của MC đã giúp cho nhiều chương trình tổ chức hội nghị hội thảo vượt qua nhiều sự cố đáng tiếc. Tuy nhiên, nghề MC cũng là một nghề khó và đòi hỏi nhiều tố chất cũng như kỹ năng.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn về MC sự kiện – nghề vô cùng hot trong giới trẻ hiện nay.

MC – Người Dẫn Chương Trình Trong Tổ Chức Sự Kiện 

Là người dẫn dắt xuyên suốt chương trình, người dẫn chương trình (MC) được xem là người quan trọng, quyết định đến 80% thành công của mỗi chương trình sự kiện. Một MC giỏi cần đáp ứng được những yêu cầu sau:

– Chất giọng tốt, truyền cảm

– Ngoại hình ưa nhìn

– Có sức khỏe tốt

– Thái độ nghiêm túc

– Biết khuấy động, hoạt náo khách mời và người tham dự

– Có khả năng xử lý tình huống sân khấu linh hoạt

– Biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Vai Trò Của MC Trong Tổ Chức Sự Kiện

MC trong tổ chức sự kiện thể hiện rất nhiều vai trò. MC sự kiện chuyên nghiệp phải là người:

– Truyền tải thông điệp chính của sự kiện đến người tham dự

– Linh hồn của sự kiện, giúp sự kiện hấp dẫn, ấn tượng hơn

– “Truyền lửa” cho khách mời để họ gắn kết với nhau, hiểu được ý nghĩa chính của sự kiện

– Tạo nên những giờ phút thư giãn, giải trí tràn đầy tiếng cười

– Mang đến những bài học giá trị về cuộc sống

Kinh nghiệm tổ chức sự kiện chuyên nghiệp thành công - Mc (Người dẫn chương trình)

5 Kỹ Năng Cần Có Của MC Tổ Chức Sự Kiện Chuyên Nghiệp

Để có thể trở thành một người dẫn chương trình tổ chức sự kiện thành công, MC sự kiện chuyên nghiệp cần có những kỹ năng quan trọng như:

– “Tiếng nói sự kiện”: giúp MC phát âm chuẩn, “tròn vành rõ chữ”, không ngọng.

– “Phong cách sự kiện”: MC sẽ có thêm hiểu biết về trang phục và quan trọng hơn là tư thế chuẩn khi xuất hiện trước công chúng.

– “Nghệ thuật diễn cảm”: giúp MC mang đến cảm xúc trọn vẹn cho người tham dự bởi sự biến đổi âm điệu trong lúc nói.

– “Nghệ thuật biên soạn lời dẫn”: kỹ năng này giúp MC biết cách khai thác đề tài, nói gì trong chương trình và sử dụng ngôn từ ra sao cho phù hợp.

– “Phương pháp phối hợp”: là kỹ năng hướng dẫn cách phối hợp giữa hai hay nhiều người dẫn chương trình nhịp nhàng, trơn tru.

– Ngoài ra còn một số kỹ năng khác như: Giao lưu trên sân khấu, nghệ thuật sử dụng ngôn từ…

Tóm lại, người dẫn chương trình MC là một nhân tố quan trọng nhất của hoạt động tổ chức sự kiện. Tổ chức sự kiện không thể thành công nếu không có một MC hài hước, dí dỏm, biết cách khuấy động không khí và truyền tải thông điệp mong muốn đến khách mời và người tham dự.

Bên cạnh đó, các yếu tố khác trong khi tổ chức sự kiện như âm thanh, ánh sáng và sân khấu trong khi setup tổ chức sự kiện cũng cần phải được quan tâm và để ý đến. Bất cứ một công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, uy tín nào cũng cần phải biết sắp xếp và phân bổ các công việc hợp lý về âm thanh, ánh sáng và sân khấu – những yếu tố cấu thành nên sự thành công của bất kỳ một sự kiện nào.

Nếu bạn đang cần tư vấn tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, hãy liên hệ ngay đến Viet Vision Team Building – một trong những công ty tổ chức team building & sự kiện chuyên nghiệp nhất hiện nay.