Tổ Chức Team Building & Trò Chơi Tập Thể: Giống Và Khác Nhau

to chuc team building

Là 2 hình thức rèn luyện và trau dồi các kỹ năng “mềm” phục vụ cho công việc, tổ chức team building và trò chơi tập thể được sử dụng khá phổ biến trong các buổi sinh hoạt chung của doanh nghiệp hiện nay. Ngoài hình thức và cách hoạt động có phần giống nhau, các trò chơi team building và trò chơi tập thể cũng sở hữu nhiều điểm riêng khác biệt.

Dưới đây là những điểm giống và khác nhau giữa trò chơi team building và trò chơi tập thể để bạn tham khảo.

Tổ Chức Team Building Và Trò Chơi Tập Thể Giống Nhau Như Thế Nào?

Giống Nhau Về Hình Thức

Hình thức: Tổ chức team building và trò chơi tập thể phần lớn là các thử thách trí tuệ/ thể lực được ban tổ chức đưa ra, các thành viên trong đó sẽ phải cùng nhau suy nghĩ, đóng góp ý tưởng và đưa ra giải pháp vượt qua thử thách đó.

Giống Nhau Về Cách Thức Tổ Chức Và Thực Hiện

Cách thức tổ chức: Dù là tổ chức team building hay trò chơi tập thể đều cần phải có những yếu tố sau:

  • Ý tưởng và kịch bản chương trình
  • Kế hoạch tổ chức chương trình
  • Bảng phân công công việc và dự trù chi phí tổ chức
  • Nhân sự hỗ trợ gồm: MC, nhân viên đạo cụ, âm thanh ánh sáng,…

Vai Trò Và Lợi Ích Có Được Khi Tham Gia

to chuc team building

Ý nghĩa đạt được: 2 loại hình này chủ yếu được tổ chức với mục đích xây dựng tinh thần đồng đội, tăng khả năng gắn kết, rèn luyện khả năng tư duy, trau dồi kỹ năng làm nhóm, biết hy sinh lợi ích riêng nhằm hướng đến lợi ích chung của tập thể.

Sự Khác Nhau Giữa Tổ Chức Team Building Và Trò Chơi Tập Thể

Điều làm nên sự khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức tổ chức team building và trò chơi tập thể là ở cách chơi và quy mô.

Tổ Chức Team Building

Tổ chức team building, mỗi tổ chức sẽ được chia thành nhiều đội nhỏ và có một người lãnh đạo riêng. Cùng một tình huống, trò chơi nhưng mỗi đội sẽ đưa ra cách giải quyết vấn đề khác nhau dựa trên những suy nghĩ, ý tưởng được đóng góp bởi các thành viên.

Chương trình team building sử dụng nguồn nhân lực lớn do có sự tham gia của nhiều người từ MC, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ…. Ngoài ra, team building thường được các tổ chức, doanh nghiệp có quy mô vừa, lớn lựa chọn.

  • Một số ví dụ về trò chơi team building:

Tổ chức team building ngoài trời: Tam sao thất bản

– Dụng cụ sử dụng: Giấy, bút, que kem, ô chữ…

– Cách chơi:

Người quản trò sẽ là người tạo ra các tác phẩm và đem giấu đi. Các đội chơi có nhiệm vụ thông qua sự miêu tả và lời hướng dẫn của người quản trò, tái hiện lại tác phẩm. Đội nào có tác phẩm giống với bản gốc nhất sẽ giành chiến thắng.

Tổ chức team building ngoài trời: Kết nối tinh thần

– Dụng cụ sử dụng: Dây thừng

– Cách chơi:

Bạn chia nhóm thành nhiều đội, sau đó cột dây thừng vào chân các thành viên trong đội thành một chuỗi mắt xích. Các thành viên phải cùng nhau di chuyển trên đoạn đường dài khoảng 5m. Đội nào hoàn thành hành trình nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

Trò Chơi Tập Thể

Trái ngược với tổ chức team building, các thành viên trong tổ chức sẽ cùng nhau tham gia trò chơi tập thể. Họ sẽ cùng chơi, cùng suy nghĩ, cùng vận dụng trí óc và thể lực nhằm giải quyết các thử thách chương trình đưa ra.to chuc team building

Các trò chơi tập thể không cần nhiều người hỗ trợ, không sử dụng hệ thống âm thanh ánh sáng phức tạp hay có sự tham gia của nhiều đạo cụ. Nhiều khi, chỉ cần một người MC và chiếc mic cũng có thể khuấy động mọi người tham gia hoạt động. Ngoài ra, các trò chơi tập thể thường có số lượng người chơi ít, không gian rộng vừa đủ.

  • Một số ví dụ về trò chơi tập thể:

Nói ngược – Làm ngược

Người chơi xếp thành một vòng tròn. Người tổ chức đứng giữa vòng tròn và chỉ vào một bộ phận trên cơ thể mình và nói thành tên bộ phận khác. Người chơi có nhiệm vụ chỉ vào bộ phận khác và đọc thành tên bộ phận ban đầu. Ví dụ: Quản trò chỉ chân và nói đầu, người chơi chỉ đầu và nói chân. Ai thực hiện sai hoặc lúng túng sẽ bị phạt.

Cua bò:

– Số người chơi: 5 người trở lên.

Trò chơi này nên được tổ chức ở địa điểm ngoài sân hoặc trong một căn phòng rộng. Người chơi sẽ nằm ngửa, mặt và bụng hướng lên trời. Sau đó, chống với 2 chân và 2 tay, người này nằm nối đuôi người kia. Khi có hiệu lệnh, người chơi sẽ bò ngang với 2 chân 2 tay, ai đến sau cùng phải cõng người đầu tiên một vòng. Nếu chỗ chơi không đủ rộng, người chơi đông thì chơi loại dần.

Như vậy, mặc dù giống nhau trong những nhìn nhận đầu tiên của người tham gia, tuy vậy, tổ chức Team Building luôn đem lại những ý nghĩa và giá trị con người nhiều hơn trò chơi tập thể thông thường. Điều đó đã được kinh nghiệm tổ chức team building làm rõ trong bài viết này.

Nếu cần được hỗ trợ trong các hoạt động tổ chức team building và tổ chức sự kiện hãy liên hệ ngay tới Viet Vision Team Building theo số hotline 0902193386